Ngoài quần áo bảo hộ cần phải có những phụ kiện khác đi kèm mới đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động
Sự nhầm lẫn trong việc trang bị đồng phục bảo hộ lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quy trình sản xuất cũng như hiệu quả kinh doanh của nhà máy, xí nghiệp. Nên phân biệt rõ ràng những ngành nghề chúng ta đang thực hiện sẽ cần những “bộ” trang phục thế nào? Gồm những phụ kiện nào đi kèm cho sự an toàn tuyệt đối nhất. Những phụ kiện thường dùng nhất như: nón bảo hộ, mắt kính, khẩu trang than hoạt tính, găng tay, ủng, giày / dép chống dẫn điện/ nhiệt.
Vậy làm sao để chúng ta lựa chọn phụ kiện đi kèm bộ quần áo bảo hộ lao động? Tùy tình huống công việc và các khâu sản xuất khác nhau mà người lao động được đòi hỏi trang bị những phụ kiện kèm theo quần áo bảo hộ lao động khác nhau. Chúng ta có thể ví dụ một số trường hợp đặc trưng cơ bản sau đây:
- Công nhân thực hiện các công tác tháo lắp, sửa chữa về điện sẽ được trang bị gần như đầy đủ nhất cả về quần áo, găng tay và giày chống dẫn điện, nón bảo hộ…..
- Công nhân trong nhà máy sản xuất sản phẩm nhiều bụi như xi măng, hóa chất…sẽ yêu cầu cao về việc sử dụng khẩu trang than hoạt tính, găng tay và quần áo báo hộ.
- Công nhân sản xuất cơ khí: yêu cầu cao trong sử dụng giày và găng tay dày chống dẫn nhiệt, mắt kính bảo vệ mắt trước các tia lửa của máy hàn cơ khí, nón bảo hộ…
- Những công nhân cầu đường hay các hoạt động dọn dẹp vệ sinh thì yêu cầu quan trọng ở quần áo, nón và giày bảo hộ (ủng).
Và còn rất nhiều những ngành nghề khác có yêu cầu cụ thể và rõ ràng về trang phục bảo hộ lao động. Tùy trường hợp chúng ta sẽ có cách sử dụng sao cho hợp lý nhất nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu an toàn là trên hết. Không chỉ trang bị đầy đủ về quần áo bảo hộ lao động mà chúng ta còn cần trang bị về kiến thức liên quan đến an toàn lao động. Điều này giúp chúng ta nâng cao cả về ý thức sử dụng lẫn các hoạt động lao động hàng ngày.
Nguồn : tham khảo Internet