DANH MỤC SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tel: 84.031.3757115
Fax: 84.031.3757116
Cách phân biệt mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn và mũ không đạt tiêu chuẩn
Theo quyết định tháng 4/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy phải tuân theo các quy định trong quy chuẩn Việt Nam

 

   
     Trong quy chuẩn này, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy phải đạt các yêu cầu về  độ bền đâm xuyên, độ bền của quai đeo, yêu cầu về tầm nhìn, kính chắn gió Mũ còn  phải được chế tạo bằng vật liệu không độc, không dị ứng hoặc gây khó chịu trên tóc và da cho người sử dụng. Vật liệu phải đảm bảo tính chịu nhiệt, chịu thời tiết và bền theo thời gian.
     Khối lượng của mũ, kể cả bộ phận kèm theo không được lớn hơn 1 kg. Mũ phải có bề mặt nhẵn, không có vết nứt hoặc cạnh sắc. Kích thước và hình dáng của mũ che chắn được phạm vi từ cổ trở lên, phải chịu được va đập và hấp thụ xung động (thí nghiệm do cơ quan chức năng làm). Góc nhìn bên phải và trái của mũ không được nhỏ hơn 105 độ.
     Cấu tạo của mũ được quy định theo 3 kiểu: mũ che nửa đầu; che cả đầu và tai; che cả đầu, tai và hàm. Mũ phải có 3 bộ phận: vỏ mũ; lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ; quai đeo. Mũ có ba loại là che đầu mặt và hàm; che cả đầu và che nửa đầu. Trọng lượng của mũ cũng được quy định cụ thể trong quy chuẩn số QCVN 2 : 2008/BKHCN.
     Mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải là mũ được gắn dấu hợp quy - dấu CR.
 
mu bao ho dau        mu bao hiem tai nan
 
mu bao hiem dat tieu chuan   mu bao hiem dat chat luong
 
mu bao ho dau    mu bao ve dau
 
    Yêu cầu nhãn mác :
     Trên thân mũ và bên trong phải ghi bằng dấu nổi hoặc mực không phai, sao cho các dấu không bị xóa trong quá trình sử dụng. Nội dung nhãn mác gồm: tên và địa chỉ nơi sản xuất, nhãn hiệu phù hợp với tiêu chuẩn do cơ quan chức năng cấp, cỡ mũ, ngày, tháng, năm sản xuất. Ghi nhãn bổ sung gồm những đặc điểm, tính năng riêng của mũ, chỉ dẫn về sử dụng và bảo quản, ngày tháng kiểm tra, người kiểm tra.
Mỗi mũ phải được bao gói bằng hai lớp, bên trong là bao chất dẻo hoặc vật liệu chống ẩm, bên ngoài là hộp bằng giấy cứng có ghi các nhãn hiệu cần thiết.
 
    Cách nhận biết một số loại mũ bảo hiểm trên thị trường
 
     Amoro: Do Công ty TNHH Amoro sản xuất, đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5756-1993. Mũ Amoro có 16 chủng loại với nhiều màu sắc khác nhau, trong đó có hai loại dành cho trẻ em, 14 loại dành cho người lớn, trong đó có 4 loại mũ mùa hè. Giá bán mũ trẻ em từ 49.000 đến 70.000 đồng. Giá bán áp dụng cho mũ người lớn từ 79.000 đến 200.000 đồng.
    Cách nhận biết: Trên kính chắn của mũ Amoro có in chữ nổi "Amoro".
    Lucky: Là sản phẩm của Công ty TNHH Thiên Phúc và HTX công nghiệp Huy Hùng, đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 5767-1993.
    Cách nhận biết: Trên mỗi sản phẩm đều có chữ Lucky Star và logo của Huy Hùng và có tem chống hàng giả.
    An Thông: Do Transapro (Công ty liên doanh hữu hạn phát triển An Thông Việt Nam) sản xuất, đã đạt tiêu chuẩn TCVN 5767-1993.
    Cách nhận biết: Nhãn hiệu AT màu đỏ ẩn trong sơn mũ, thương hiệu độc quyền sở hữu công nghiệp của Anh Thông.
     HT: Là sản phẩm của Công ty TNHH Hồng Hưng Hà, được Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn 5756-1993.
    Cách nhận biết: Sản phẩm được dán tem đặc chủng chống hàng giả không bóc gỡ được. Phía trán mũ có hình logo cân đối, phía sau mũ có biểu tượng ba cánh lá, dưới biểu tượng là tem chất lượng.
 
    Theo đó, các loại mũ đã được công nhận tiêu chuẩn chất lượng gồm các nhãn hiệu
 
  Chita/Omono/Safe; VR-1/EPIC/ACE/MARUSHIN/ZOOM; HONDA; ANDES/ZEUS/ HEROS/ SIMPSON/SUNDA/CROMO; PROTEC; KANO; DETECH; HITECH; MOJO; NAPOLI; CHANCHU; SUNLUX; NASSZA; ATP HELMETS; CARTING; SUFAT; ARAYA/ MR.LIÊM/ HELLO; YNG HUA; ADESS; ROCK; HARD HELMET; DULI HELMET; ASIAN; BBB; PILOT; Mr.VUI; FUTURE; NAKO; SUNSET/TP-1; NASA/THABICO; TVP; VINARO; GRS; HJC; VAC ; SAFETY/ HUTICO; SAPPHIRE; LIAN; SUPERB; TIẾN PHÚ; DELTA; VILFA; BIG-1; B’color; APOLLO HELMET; CANARY; ROYAL HELMET; LEGO; 26 COMPANY.
; SAN KYO; STAR; SMART; SAVA; NiPa; MORNING; INDES; NBT; HUNG PHONG; OSAKAR; VIMAX; VIỆT NHẬT; AZURA; DULEX; AMOTOR; H & H; SITACO/ SJC/SITÂM; KINOTA/KNT/BITACO/ORENCO; BKTEC; ASIAMOTO; YAVINA; SENCO; EVIC; ANDAS; X-TEEN/ROJAPA/JAMASATA; AJINO; YMR; AMORO; JANPO; HSL; TOMAS; OGK; CROWN; NANA FASHION/ WOOHOO/MIKKO; SATYMO; NÓN SƠN
 
   Mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn :
   Những chiếc mũ này gần như không có tác dụng bảo vệ, bởi vỏ mũ được làm từ phế liệu chứ không phải bằng những hạt nhựa nguyên chất. Phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm là lớp xốp bảo vệ bên trong (hay còn gọi là lớp EPS), lớp xốp này có tác dụng hấp thụ xung động khi xảy ra va đập. Tức là lực của vật cứng va đập vào mũ sẽ được tản đều ra chứ không tập trung vào một điểm làm giảm khả năng chấn thương vùng não. Thế nhưng, lớp bảo vệ bên trong của những loại mũ bảo hiểm chất lượng kém này chỉ là một lớp xốp mỏng, rất dễ vỡ khi bị rơi.
    Tuy nhiên, những chiếc mũ này lại thu hút người mua, bởi kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú, mặc dù giá cả không hề rẻ hơn so với những loại mũ chất lượng như Osakar, Protect... Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chỉ đội mũ để đối phó với pháp luật. Không ít người dân thường tiện đâu mua đó, không đầu tư tìm hiểu và chọn mua những chiếc mũ an toàn, đạt chất lượng tiêu chuẩn. Điều đáng nói là dù cho đã nhiều lần bị các lực lượng chức năng bắt giữ, tịch thu... nhưng những chiếc mũ kém chất lượng này vẫn được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Phải chăng do công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, chưa thật triệt để nên những sạp, hàng bán mũ bảo hiểm kiểu này vẫn còn “đất” sống?
 
mu bao hiem khong dat tieu chuan    mu gia
 
mu kem chat luong